Văn minh phương tây: Đế quốc Byzantine

constantinople_2.jpg

GS. Eugen Weber

Lê Quỳnh Ba biên tập

Sau sự sụp đổ của Rome, Đế chế Byzantine đóng đô tại Constantinople trở thành kho lưu trữ văn hóa từ Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, do đó bảo tồn và làm phong phú thế giới cổ đại trên khắp Địa Trung Hải.

«Thành Rome thứ 2 », Thành phố vĩ đại nơi châu Âu và Á gặp nhau, nơi văn hóa Hy Lạp – La Mã được gìn giữ để rồi được chuyển giao lại cho phương Tây, khi thành Rome rơi vào tay man di.

1 . Cách thức những Đế chế Byzantine và Hồi giáo lưu giữ và truyền bá văn hóa.

Constantinople.jpg

Đế chế Byzantine (330 – 1453): Sức mạnh của Đế chế La Mã kéo dài 5 TK, tuổi đời của Đế chế Babylon, Assyria còn ngắn ngủi hơn thế. Đế chế Ba tư kéo dài 300 năm, trước khi bị Alexandri đánh đổ. Đế quốc Anh kéo dài 200 năm. Nhưng Đế chế Byzantine tồn tại được lâu hơn cả, chỉ sau vương triều Ai Cập. Byzantine, 1 tp cổ Hy Lạp ở Bosphorus về sau thành Constantinople, kinh đô của Đế chế Đông La Mã, và là vương triều văn minh duy nhất toàn châu Âu.

Nếu Đế chế La Mã do Augustus lập nên, thì đế chế Byzantine, đế chế La Mã thứ 2 do Đại Đế Constantine khởi tạo. Ông dời đô đến Byzantine. Ông cũng là người biến Đế chế thành 1 Đế chế Cơ đốc giáo và tự mình trở thành « người được xức dầu thánh ». Đế chế Byzantine hấp thụ và dung dưỡng rất nhiều nghệ thuật, văn học cổ điển và pháp luật La Mã mà giờ đây trở thành khuôn mẫu cho tất cả các quốc gia. Đối với Đông Âu, vai trò của Đế chế này còn quan trọng hơn nữa, bởi vì chính những Giáo hội Byzantine và ân đức của Đế chế này đã khai hóa và truyền đạo cho người Slav từ Baltic đến Balkan và còn xa hơn thế (Gruzia,… mà bây giờ là 1 phần của Liên bang Soviet).

Lãnh thổ Đế chế Byzantine: Constantinople được lập nên 330 và đứng vững đến 1453, khi bị người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, lật đỗ vương triều cũ, lập ra vương triều mới. Đổi thủ đô cũ thành Istanbul.  Trong suốt 1000 năm lịch sử, Byzantine đã chiếm được cũng như để mất nhiều vùng đất. Như TK 6, lấy bán đảo Balkans từ tay người Gotic. Cũng lật được Đế chế người Vandals ở Bắc Phi. Đến TK7, phần lớn đất đai Trung Đông và của Đế chế Vandals đã lọt vào tay Byzantine. Trong khoảng thời gian đó, hầu như các đế chế quanh Địa Trung Hải, biến mất trên bản đồ. Chỉ còn duy nhất Đế chế Byzantine tồn tại đến tận TK 15. Bán đảo Balkans bị rơi vào tay kẻ khác, nhưng sau đó được lấy lại vào TK 9.

Vấn đề của Constantinople, đế chế bắt nguồn từ La Mã, tham vọng của Byzantine cũng từng là tham vọng của Đế chế La Mã, nhưng nó ở vị trí khó thực hiện hơn nhiều, nếu tính vấn đề thời gian và không gian, đã từng là gánh nặng quá sức kể cả La Mã. Một chiếc tàu cần trung bình 1 – 2 tuần vượt Địa Trung Hải từ Bắc đến Nam, 15 ngày đi từ Constantinople đến Alexandria. Nhưng để đi từ Đông sang Tây, như từ Crete đến Carthage hoặc Cadiz cần mất 2 – 3 tháng. Vì vậy, đã có những trở ngại đáng kể cho việc thực hiện các tham vọng đế quốc Byzantine.

Byzantine TK 6, khi hoàng đế Justinian đoạt được Ý từ tay Goths và thâu tóm vùng Bắc Phi từ Vandals, thì cũng vắt kiệt nguồn lực của Byzantine, đồng thời hủy hoại kinh tế Ý và giết đa phần dân Ý. Không phải ngẫu nhiên, thời cực thịnh của Byzantine từ TK 8 – 12, lúc lãnh thổ nhỏ bé hơn và dễ phòng thủ hơn. Nó đứng vững sau nhiều cuộc tấn công của man di, nhưng 1 điều quan trọng không kém, khi mất những vùng ngoài rìa vào tay người Arab và Slav, lãnh thổ nó trở nên kín kẽ hơn. Và dù chuyện gì xảy ra bên ngoài lãnh thổ, thì Constantinople vẫn giữ vị trí như Paris hay New York ngày nay, kinh đô của sự sang trọng, kiểu cách và văn hóa đồng thời miền đất của xấu xa tội lỗi của những cám dỗ vật chất, tất cả đó là thành tựu lớn lao, bất kể chúng ta nhìn nhận chúng như thế nào. Vị trí Thành Constantinople, được dựng lên tại bán đảo Bosphorus, nơi châu Âu gặp châu Á. Nó sừng sững như 1 tượng đài, vững chân trên cả hai châu lục. Nó tọa lạc trên con đường dẫn đến Caucasus và vùng thảo nguyên tỏa ra Địa Trung Hải và cả con đường dẫn từ thung lũng sông Danuble đến thung lũng Euphrates. Thành Constantinople dựa lưng vào bán đảo Balkans, còn Tiểu Á chỉ ở bên kia khe nứơc và bên cạnh đó là Syria và Mesopotamia.

64946-004-CB78E6D2.jpg

Vai trò truyền tải văn minh cổ từ Đông sang Tây: Với địa thế có 1 không 2 đó, Constantinople thật xứng đáng là kinh đô đế quốc, kết nối 2 châu lục, 2 nền văn hóa Hy – La và giáo lý Cơ Đốc giáo, cũng như các nền văn hóa phương Đông. Lịch sử của Đế chế thật sự là con đường dẫn ta đến Ai Cập, đất nước đã từng bị Byzantine đô hộ và Ba Tư đã từng giao chiến và bị Byzantine đánh bại , Và thậm chí cả Alexandre Đại Đế, tác giả của xưng hiệu mà bao đời nay vua chúa Byzantine đã sao mượn, danh hiệu « Hoàng đế». Trong nhiều thế kỷ Constantinople là « cái túi » thu gom vốn văn hóa Hy – La cũng như nhiều phong tục đã được bồi đắp trong những thế kỷ trước đó tại Ai Cập, Babylon, Athen, Rome và Jerusalem. Nền văn minh loài người sẽ không được như ngày nay nếu TP Constantinople không tồn tại để truyền tải những truyền thống, truyền tải tiếng La tinh của Rome; tiếng Hy Lạp của Athens; những kỹ nghệ, mỹ thuật, tư tưởng, ký ức; tới những tộc man di miền Tây và dần dần khai hóa họ từ đời này sang đời khác.

2. Sức mạnh và yếu điểm của những Hoàng đế Byzantine.

e2615ae23bcd679fff4a93251d891aff.jpg

Sự tồn tại của thành phố này đóng vai trò mấu chốt bởi vì nó góp phần làm nên quá khứ loài người. Có lẽ yếu tố nền tảng giúp TP này trường tồn là quan niệm Hoàng đế do Thượng đế chỉ định, được Thượng đế và những sứ giả xức dầu Thánh bảo hộ. Mặt khác đức tin tôn giáo này cũng chính là lý do dẫn tới chủ nghĩa truyền thống bảo thủ, kiểu gìn giữ đến mức cực đoan của  Byzantine. Nếu đất nước của bạn được xây dựng bởi ý chí của Chúa thì việc gì nó phải đổi mới ? Một Hoàng đế Byzantine có thể bị lật đổ, đã xảy ra vài trường hợp, bị ám sát, do mâu thuẩn hoàng tộc hoặc do dân chúng lật đổ. Nhưng thay đổi Hoàng đế không có nghĩa là thay đổi sách lược; hoặc chỉ là thay đổi những chi tiết nhỏ, bởi vì muốn thay đổi sách lược, phải có gì đó dời sao đổi vận. Và cứ như thế, với sự đỡ đầu của Chúa Trời, Hoàng đế và Đế quốc Byzantine trở thành những chiến binh gìn giữ vận mệnh quốc gia. Toàn bộ quyền lực tập trung vào tay người đại diện cho Thượng đế, tự thân việc đó đã là nguồn sức mạnh rất lớn. Ở Phương Tây, con người sống dưới nhiều luật lệ khác nhau, luật bộ lạc, luật địa phương, luật lãnh địa, hoặc luật Nhà nước Trung ương. Luật này mất 1 thời gian dài mới được công nhận ở các vùng nông thôn và tỉnh lỵ thì phải mất hàng trăm năm mãi tới tận nay, luật mới được công nhận hoàn toàn. Như những lãnh chúa quyền lực Ý TK 6, chính họ tạo ra luật của mình. Nhưng ở phương Đông thì khác, chỉ có 1 luật duy nhất, của Hoàng đế. Thậm chí cả chính sách của Giáo hội cũng phải được Hoàng đế chuẩn thuận. Đây gọi là « Caesaropanism », chủ thuyết lưỡng quyền nguyên thủ. Hệ thống chính trị trong đó người đứng đầu Nhà nước cũng là người đứng đầu Nhà Thờ. Và Giáo trưởng, vị giám mục đứng đầu thành Constantinople, chỉ là cái bóng bên ngoài bên ngoài cung điện Hoàng gia.

Quân chủ chuyên chế: Khi Constantine ĐĐ băng hà 337, Thái tử kế vị ở rất xa Constantinople, thế là xác ướp của hoàng đế vẫn tiếp tục trị vì Đế chế qua suốt mùa hè, mùa thu, mùa Đông, những viên thư lại đọc thư cho nó nghe, các quan lại tâu trình việc nước và quần thần vẫn thiết triều dưới chân. Cần phải hiểu rằng, hủ tục rùng rợn kiểu xác ướp điều hành đại nghiệp như thế này được hình thành trước đó rất lâu. Nó đơn giản là sự chinh phục tuyệt đối của tư tưởng Hy Lạp đối với ngôi vị chót vót của Hoàng đế. Tư tưởng này đã nảy nở ở Byzantine từ thời Alexandre ĐĐ, không phải lúc nào nó cũng được thế giới La Mã công nhận, nhưng được riêng hoàng đế Diocletian công nhận vào cuối TK 3. Nó vay mượn được quyền lực và sự vững chắc của ngôi vua Byzantine, thứ mà quân vương Phương Tây không bao giờ có được.

Quyền lực Hoàng đế Chính Thống giáo: Giờ đây không còn lo vận động dân chúng bầu cử nữa, cũng không lo ngụy tạo 1 dòng dõi đế vương hay lo lập công trạng vang dội, bởi vì ngai vàng được trụ trên nền tảng còn vững bền hơn bất kỳ sự đảm bảo thế tục nào. Ngài là người được Thượng Đế xức dầu được chọn từ khi mới sinh để thực hiện sứ mạng thượng đế sắp đặt, bởi vì người Byzantine tin rằng đó là người Thượng đế chọn, người theo Chính thống giáo.

Xuất thân bình dân 1 số vị Hoàng đế : Leo I, TK 5, từng là 1 ông hàng thịt. Justin I, TK 6, từng là 1 gã nuôi lợn ở nông thôn. Lần đầu tiên lên kinh đô, ông vẫn vận quần ống thấp ống cao và mang tay nãi sau lưng. Rồi 1 ngày, Justinian, cháu trai ông bỏ quê lên thành phố theo ông và cuối cùng thành quốc vương năm 527. Phocas người trị vì đế chế trong TK 7 chỉ là Đội trưởng Bách nhân đội. Leo III, TK 8, chỉ là 1 tay thợ phụ. Basil I, TK 9, chỉ là nông dân hay người chăn cừu ở Macedonia. Hay Michael IV, TK 11, từng là 1 đầy tớ ở Paphlagonia bên bờ Biển Đen.

Nhưng khi đã trở thành Hoàng đế, thì không 1 luật pháp nào cho phép phế truất họ, trừ khi có cuộc nổi dậy thành công. Được Thượng đế chấp nhận là được. Với đức tin Chúa có thể bỏ ủng hộ người này sang ủng hộ cho người khác, nên sự nổi dậy được công nhận. Nhà sử học Đức Momsen: Chính quyền La Mã là chính quyền chuyên chế được làm dịu đi bằng cách công nhận nổi dậy là hợp pháp”.

Hoàng đế cố gắng ngụy tạo quyền lực: Trong số 88 Hoàng đế trị vì qua 11 TK, hơn 1/3 là những kẻ cướp ngôi, rất nhiều người thiệt mạng trong những cuộc rối ren bị đầu độc, đâm lén, bóp cổ, chặt đầu, bỏ đói, tra tấn, móc mắt. Bởi vậy, 1 điều cực kỳ quan trọng là các vị Hoàng đế cố công tô đậm tư cách thiêng liêng của mình, sự khác biệt của mình, sự bất khả xâm phạm của mình. Trên thực tế 1 vị vua càng yếu đuối bao nhiêu thì càng phải cố gắng ngụy tạo vẻ vững vàng bấy nhiêu.

Constantius II và Hoàng hậu Theodora, TK 4, giai đoạn lụn bại nhất, và trong suốt TK 3,4,5, đây là thời điểm mà ngai vàng Hoàng đế bị lung lay hơn bao giờ hết. Những buổi thiết triều trở nên xơ cứng và Hoàng đế ngày càng xa rời dân chúng, 1 vở kịch cực kỳ hoành tráng được sáng tác nhằm củng cố quyền lực, để lấp liếm những quyết định sai lầm của người không bao giờ sai lầm. Bức khảm, thấy vua và hoàng hậu sáng choang và cứng đơ giữa đám quan lại, dáng điệu của họ làm ta nhớ tới khái niệm “chuyển động bất động” quyền lực tối cao trong vũ trụ theo tư tưởng của Aristotle.

Mặc dù 1 ông vua rất cần gây ấn tượng với dân chúng về tư cách thần thánh của mình, nhằm bảo đảm ông không bị rơi vào 1 kết cục bi thảm, nhưng 1 điều cũng quan trọng không kém là thể hiện thần thế với đám dân man rợ – đồng minh hoặc kẻ địch, điều này dễ dàng hơn, bởi vì suy nghĩ của họ đơn giản hơn nhiều. Vậy các bạn tưởng tượng lần đầu tiên thủ lĩnh các man tộc tiến xuống Constantinople từ thảo nguyên, từ sa mạc hay thậm chí từ 1 xứ sở châu Âu mông muội nào đó. Ông ta thấy mình đứng giữa những con đường chằng chịt như tơ nhện và người đông như mắc cửi. Ông ta bị 1 toán binh lính quốc gia mang theo, theo dõi sat sao suốt ngày đêm. Họ đưa ông đi tham quan khắp nơi và cuối cùng đưa vào cung điện để dự buổi chầu cùng Hoàng đế.

Để tới được điện thiết triều, ông phải đi qua kiểu cung điện của Wizard xứ Oz. Ông được dẫn qua mê cung những hành lang đá cẩm thạch và những phòng khách chứa đầy các bức khảm và y phục bằng vàng. Ông được dẫn qua những hàng dài thị vệ mặc đồng phục trắng, qua những đám đông khổng lồ những quý tộc, giám mục và nguyên lão,… lúc nào cũng có nền nhạc Nhà Thờ và tiếng Thánh ca, có các hoạn quan đứng 2 bên ông dùng cả cánh tay giữ chặt ông ta. Cuối cùng ông đưa tới căn phòng bát giác, nơi có hình hài cứng đơ, câm lặng và bất động, được đặt trên 1 ngai vàng rực rỡ, và được phủ mặt bởi 1 tấm lụa tía. Màu tía là màu của hoàng gia, dân thường bị cấm mang màu này. Đồ đạc trong căn phòng rất lạ. Có tượng những con sư tử, những con quái vật đầu sư tử mình chim, những con chim đậu trên cành cây, tất cả đều bằng vàng ròng như 1 cửa tiệm đồ chơi bằng máy về động vật hoang dã. Và tất cả chúng được điều khiển chuyển động khi thủ lĩnh bước vào. Các con vật bắt đầu há mồm. Con chim thì hót. Con quái vật thì rít lên. Con sư tử thì gầm và quật đuôi. Lúc đó, vị thủ lĩnh bị ấn cho phủ phục xuống và khi ông ta ngẩng lên ông không thấy Hoàng đế và ngai vàng đâu nữa.

Cuối cùng ông thấy ngai vàng đã dâng cao hơn. Hoàng đế vẫn ngồi trên đó, ngay đơ và được vẽ mặt, nhưng bây giờ ngài đã mặc y phục khác, quá xa để nói chuyện. Vị thủ lĩnh không chỉ bất ngờ, mà còn mê mẩn, choáng ngợp bởi sự lộng lẫy đó. Thế là ông đồng ý chiến đấu vì Chúa Jesu La Mã và vì Đế Chế. Và ông sẽ luôn thỏa mãn với quà tặng, tiền bạc, và vinh quang. Rất có thể ông được kết hôn với 1 công chúa Byzantin. Có thể ông nhận quà từ 1 giám mục, người sẽ trở thành Tổng Giám mục của Constantinople. Cái chính sách này đỡ tốn kém hơn chiến tranh, bởi vì nếu thành công, kẻ thù sẽ thành tay sai cho Đế chế. Kể cả khi không thành công nó sẽ kéo dài thời gian.

Kinh tế TK 3 – 4: Nhưng dù cách nào thì vẫn cần rất nhiều tiền. Nên nhớ rằng trong TK thứ 3, bộ máy hành chính của Đế chế gần như sụp đỗ. Lạm phát làm giá cả tăng vọt, nền kinh tế đất nứơc đứng trước nguy cơ lùi về thời kinh tế đổi chác. Nhưng sang đến TK 4, nhờ có cải cách, giá trị đồng tiền lại được cân bằng, và hệ thống sưu thuế được tái lập, để nuôi bộ máy quan lại khổng lồ. Cuối cùng kinh tế miền Đông được cứu vãn, còn miền Tây rơi vào thời nguyên thủy, dưới bàn tay thống trị của dân man và ngày càng trở nên mông muội. Vì nó không đủ tiền để bảo vệ chính mình. Trong khi đó miền Đông Đế chế được bảo vệ nhờ có quản lý chặt chẽ, và kinh tế ổn định là vốn liếng cho các nước cờ ngoại giao và để trả lương cho binh lính bằng vàng.

3 . Sức mạnh và yếu điểm của quân đội Đế chế Byzantine

byzantine.jpg

Tiền thu thuế giúp miền Đông trang trãi các chi phí, huấn luyện tốt lục quân, hải quân để bảo vệ lãnh thổ. Đối với Byzantin, chiến tranh là 1 nước cờ liều mạng. Bởi vậy Byzantin xây dựng chiến lược và triển khai huấn luyện quân sự sao cho có vẻ không đáng bận tâm trong mắt dân man và về sau là các lãnh chúa miền Tây. Họ ráo riết luyện binh sĩ. Họ nghiên cứu chiến thuật. Họ còn phát triển cả vũ khí bí mật như kiểu pháo Hy Lạp, một loại hợp chất gốc xăng giống như bom napal có thể bắn từ chiến thuyền hoặc lỗ châu mai. Nó tỏ ra cực kỳ nguy hiểm đối với các hạm đội của Arab và Slav. Và với số quân không nhiều, người Byzantin đã lập được kỳ tích. Belisarius, tướng của Justinian, người đã thu hồi được Bắc Phi từ tay người Vandals chỉ với 15.000 quân và Ý chỉ với 8.000 quân. Cho đến TK 8, tổng cộng quân đội Byzantin lên tới 140.000 người.

Nhưng có 1 thiết chế còn quan trọng đối với sự sống còn và thống nhất của Đế chế Byzantin nhiều hơn so với quân đội đó là Nhà Thờ Chính Thống giáo Hy Lạp (vì Byzantin vốn là 1 thành bang Hy Lạp) và bản thân Constantinople cũng kế thừa nhiều truyền thống Hy Lạp. Nhìn chung các vấn đề lớn về Nhà Thờ trở thành đại sự quốc gia và vị thế của nó trong xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu của triều đình. Đó điều, mà những giáo hội ở Rome không bao giờ có được.

4. Byzantine sụp đỗ

f06c2f_cf071b9489ac4f8991ae0a4a5b7fafa9-mv2.jpg

1000 năm sau sự sụp đổ của La Mã, cuối cùng Constantinople rơi vào tay người Hồi giáo.

Đế chế Byzantin đã tồn tại qua các cuộc xung đột nội bộ, cũng như những mối đe dọa từ bên ngoài. Nó trở thành trung tâm giao thương của Thế giới và là tâm điểm của Đạo Cơ Đốc. Nhưng nếu tôn giáo đóng vai trò cố kết cả Đế Quốc thì nó cũng góp phần tàn phá Đế chế này.

  • Sự khác nhau chính giữa Hồi giáo, Kito giáo Chính thống, Công giáo La Mã

Nhà thờ Chính Thống giáo Hy Lạp đóng vai trò sinh tử đối với sự thống nhất, và cả sự sinh tồn của Đế chế. Ở Hoa Kỳ, phân chia rạch ròi theo Hiến pháp giữa Nhà Thờ và Nhà nước đôi khi khó có thể hiểu được sức mạnh về mặt chính trị mà những tổ chức tôn giáo có được. Nhưng ở Đế chế Byzantin, Nhà Thờ với Nhà nước là 1 và nó cũng nảy nở khi Đế chế phồn vinh. Điều đó làm nó khác biệt so với Nhà Thờ La tinh là Giáo hội chưa bao giờ tách biệt với Nhà nước La Mã. Dĩ nhiên, ban đầu nó cũng bị khủng bố, ngược đãi, nhưng khi nó trở thành Quốc giáo, nó vẫn cố duy trì sự tự trị.

Truyền giáo sang Nga: Tuy nhiên, khi Giáo hội La Mã Phương Đông phái các đoàn truyền giáo như vậy thì họ cũng đồng thời đóng vai trò những đặc sứ của Nhà nước Byzantin và những thủ lĩnh ngoại giáo được cải đạo cũng trở thành các đồng minh chính trị của Đế chế hay ít nhất, họ cũng được hy vọng sau này sẽ trở thành như thế. Ví dụ điển hình nhất của chính sách ngoại giao kinh tế này, vào TK 9, khi 2 nhà truyền giáo Cyrin và Methodius, sau này được phong Thánh đã sáng tạo ra chữ viết và nghi thức tế lễ được tiếp nhận bởi người Bulgari và Slav vùng Balkan. Đến TK 10, người Slav ở Nga cũng sử dụng, nên chữ viết người Nga gọi là “Kyrillic” hay “Syrillic”, tức chữ của Cyril.

Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề chính là sự bất đồng quan điểm tôn giáo trong lòng Đế chế Byzantin dễ biến thành sự chia rẽ về chính trị, và ngược lại. Sự ổn định về chính trị, sự thống nhất cả Đế chế bị ảnh hưởng bởi sự xung đột về ý thức hệ. Người ta đôi khi còn cảm giác rằng, sự xung khắc về ý thức hệ là môn thể thao “khoái khẩu” của người Byzantin hơn cả môn đua xe ngựa chiến. Nhưng những cuộc xung đột này đã gây những hậu quả tàn khốc lâu dài.

2 quan điểm trái nhau Chúa Jesu có 2 hay 1 bản thể: Như mối bất hòa kéo dài giữa quan điểm chính thống cho rằng Chúa Jesu có 2 bản thể vừa là người vừa là thần thánh và quan điểm đối nghịch cho Chúa không phải là người thường, chỉ có 1 bản thể, hoàn toàn là Thần Thánh. MONOPHYSITES, Nhất tính thuyết, chiếm số đông ở Ai cập, Syria, nơi mà sự dị biệt trong quan điểm về Chúa Jesu rất hữu hiệu trong việc khẳng định sự khác biệt về mặt chính trị đối với chính quyền trung ương ở Constantinople. Mối bất hòa kéo dài nhiều thế kỷ, đặc biệt gay gắt vào TK 7, vào lúc sự thống nhất đặc biệt cần thiết, khi 1 thế lực mới và hùng mạnh bất ngờ xuất hiện trên vũ đài Thế giới. Trên bán đảo Arab, 1 nhà tiên tri xuất hiện. Mohamed, chỉ trong vòng vài năm ông đã thống nhất các bộ lạc hiếu chiến, hung hãn thành 1 khối liên minh toàn tâm toàn ý thực hiện sứ mệnh truyền giảng 1 thông điệp tôn giáo mới. Thông điệp Hồi giáo.

Đạo Hồi lớn mạnh: Khải huyền của Mohamed, là duy nhất chỉ có 1 Thượng Đế, đó là Thánh Allah. Và Mohamed là nhà Tiên tri của Thánh Allah. Cũng có nhiều nhà Tiên tri khác như Mose, Jesu, nhưng Mohamed tuyên bố ông là người cuối cùng và duy nhất, biểu lộ toàn bộ sự thật về Thượng Đế. Nghi thức tế lễ đơn giản, khá giống với Người Do Thái cũng đòi hỏi sự sạch sẽ, tinh khiết; tầm quan trọng của những đức hạnh như lòng dũng cảm, tính nhân hậu, sự hiếu khách; và điều hứa hẹn quan trọng nhất là những kẻ tử vì đạo sẽ được lên Thiên đường, theo kinh Koran. Hấp dẫn, vui tươi hơn Thiên Chúa Giáo và Do Thái giáo.

Kết hợp với sức mạnh quân sự, lời rao giảng của Hồi giáo đã chứng minh sự hiệu nghiệm. Trong vòng 10 năm, trước khi mất vào 632, Mohamed đã thống nhất toàn bộ các bộ lạc và đô thị Arab. Đến 644, 12 năm sau khi ông mất, Ai Cập, Libi đã theo đạo Hồi, cũng như Syri, Iraq, Ba Tư. Đến cuối TK 7, quân đội Arab đã lật đổ những gì còn lại của Đế chế Ba Tư. Họ đã vây hãm Constantinople và chỉ trong vòng 15 năm họ trãi dài từ Ấn Độ đến Tây Ban Nha. Một phần bí mật trong thành công của họ, chính vì họ hoàn toàn không phải là giống dân man di như người ta thường nghĩ. Arab từ bao đời nay là tuyến giao lộ thông thương mua bán gia vị, hương dầu và nô lệ và bản thân Mohamed là 1 thương nhân ở Mecca, khi đó đã là 1 đại đô thị buôn bán sầm uất to lớn. Ông đã tìm sự hậu thuẩn ban đầu ở Medina, cũng là 1 đô thị buôn bán. Mohamed cũng có hiểu biết nhiều về niềm tin Thiên Chúa Giáo và Do Thái giáo. Điều đó cho thấy dân Arab không phải là quá cách biệt với thế giới như người ta từng nghĩ. Nguyên nhân khác vì họ là dân Semites, nói tiếng Semites gần gũi tiếng Aramaic, là tiếng dân chúng từ Iraq tới Palestine sử dụng.

Có lẽ nhân tố quan trọng nhất chính là thái độ khoan dung về tôn giáo của họ. Một buổi lễ “Vượt qua” tổ chức tại Tây Ban Nha dưới sự thống trị của Hồi giáo. Hồi giáo không tìm cách tiêu diệt những người theo Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác. Họ chỉ khẳng định 1 huyền khải cao hơn, theo đó những người theo Hồi giáo, những người được Thượng Đế lựa chọn được hưởng những đặc quyền trên trần thế và được đặc cách lên Thiên đường. Những người không phải Hồi giáo chỉ là công dân hạng 2. Người Hồi giáo khoan dung nhưng hơi miệt thị.

Người Hồi giáo không phải nộp thuế, những người không theo Đạo Hồi phải nộp thuế. Đây là 1 lý lẽ khá quan trọng để người ta cải đạo. Nhưng người dị giáo vẫn nộp thuế ít hơn trước khi bị chinh phục. Ngoài ra, người có mối bất hòa với chính quyền Constantinople và Nhà thờ Chính thống, họ thấy phụng thờ theo luật lệ Hồi giáo tự do hơn dưới sự thống trị của Đế chế Byzantine. Giáo hội Ai Cập, những người theo Nhất tính thuyết ưa thích sự khoan dung của đạo Hồi hơn sự khủng bố của Cơ Đốc giáo. Đạo Hồi không chỉ khoan dung về thuế khóa và cách đối xử với người ngoại đạo, một khía cạnh đáng chú ý khác của người Arab có sự dung hòa về văn hóa, có óc cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng thích ứng với những truyền thống mà họ gặp được. Từ những nền văn minh mà họ chinh phục được, họ tiếp quản mô hình chính quyền của Ba Tư và Byzantine, rồi hoàn thiện thêm bằng bộ máy quan liêu và chuyên chế, nhưng cũng bảo tồn các di sản văn hóa của Hy Lạp và Ba Tư như triết học, địa lý, thiên văn, toán học, hóa học và nhiều khi cải tiến thêm. Ngôn ngữ Ả rập cũng có vai trò tương tự tiếng Hy Lạp đối với thế giới cổ Hy Lạp, nó trở thành ngôn ngữ chung trong thế giới Hồi giáo, từ Đông Ấn đến Tây Ban Nha, tạo hệ thống mang tính quốc tế về chữ viết và khoa học. Nhờ đó các tác giả ở tận Tây Ban Nha có thể làm rung động người đọc Ba Tư, những triết gia Ấn Độ hiểu những điều viết ra tận Bắc Phi. Người Ả rập lưu truyền lại những công trình của Aristotle (tranh mô tả TK 13) và của Plato, trong khi cả 2 ông bị lãng quên ngay tại Phương Tây.

Người Arab chọn lọc y khoa Hy Lạp rồi hoàn thiện thêm ở Ba Tư, và lưu truyền lại. Như chế tạo 1 liều thuốc ho. Nên Y khoa người Arab tiến bộ hoàn chỉnh hơn so với y khoa châu Âu. Khi trường Y khoa châu Âu đầu tiên lập ra tại Salerno, Ý, TK 10, được điều hành bởi những người Hồi giáo. Nền kiến trúc của họ tác động cả đến sáng tạo phương Tây, đặc biệt kiến trúc Tháp vòm Thánh đường Hồi giáo, được mô phỏng lại ở các tòa Tháp chuông Tây phương. Họ vay mượn của người Hidus những con số mà giờ đây ta gọi số Arab. Họ đã giới thiệu 1 phát minh của Trung Hoa: giấy. Toán đại số, rượu, khái niệm về thiên đỉnh, số 0, thấy rõ họ tác động đến khoa học chung.

Về mặt quân sự, Hồi giáo bị kìm hãm lại vào TK 8. Năm 718, người Arab bị chặn đứng ở phía Đông sau 1 năm vây hãm Constantinople. Năm 733, bị người Franks đuổi khỏi xứ Gaul, nhưng ảnh hưởng của văn minh Hồi giáo đã tác động châu Âu nhiều TK sau. Thêm 1 ví dụ về xung đột tôn giáo gây tác động lâu dài, xung đột lâu dài và gay gắt gây chia rẽ Thiên Chúa giáo giữa những người thờ biểu tượng (hình Thánh Abraham, David) và những người ngăn cản việc này. ICONOCLASTS, bài trừ tượng Thánh. Giờ đây, những tượng Thánh mô tả Thiên Chúa, Đức mẹ Đồng Trinh và các vị Thánh đã trở nên vật thờ cúng bình thường, phổ biến, liên quan việc chữa bệnh, phù hộ, đủ loại cầu linh thiêng khác. Một lần nữa, sự dị biệt sâu sắc về văn hóa phân chia Phương Đông và Phương Tây.

  • Hậu quả chính trị phát sinh từ những sự khác nhau này.

Chính các tỉnh ở Đông Bộ gần gũi truyền thống Hồi giáo và Do Thái giáo đã nảy sinh sự chống đối mạnh mẽ nhất đối với thờ cúng Tượng thần. Trong khi đó, phương Tây xem việc thờ cúng tượng Thánh của phương Đông là báng bổ thần thánh và dị giáo. Vấn đề này chia rẽ Đế chế suốt hơn 100 năm. Năm 726, Hoàng đế Byzantin Leo III ra lệnh hủy hoại toàn bộ Tượng Thần. Năm 843, khi các tượng thần phục hồi nguyên trạng, thì cũng là lúc nó chia rẽ những người theo đạo Cơ Đốc giữa La Mã và Constantinople, bởi vì Giáo trưởng Constantinople đại diện cho phái thờ cúng Tượng thần khác với Giáo hoàng La Mã. Điều ấy có nghĩa sau TK 8, Đức Giáo Hoàng La Mã không còn tìm kiếm sự hậu thuẩn của Constantinople để chống lại các dân tộc bán khai. Thay vào đó, tìm sự hậu thuẩn của dân bán khai trong các cuộc đấu tranh tôn giáo chống Constantinople. Thật sự thì sự tan vỡ chính thức giữa người Cơ Đốc giáo xảy ra 1054, khi Đức Giáo Hoàng Leo 9 La Mã và Giáo trưởng Michael Cerularius ở Constantinople rút phép thông công lẫn nhau. Khi sự khác biệt về chính trị, từng nảy nở giữa Đông và Tây trong hàng mấy thế kỷ do sự dị biệt về tôn giáo và tiếp tục kéo dài tận ngày nay.

Tranh cãi giữa Công giáo La Mã và Byzantin: Sự tan vỡ đã chính thức bởi khi người La Mã và Byzantin ngưng tranh cãi về Tượng Thánh họ lại cãi về việc liệu các tu sĩ có kết hôn và có râu quai nón kh? Và liệu bánh mì dùng trong lễ Ban Thánh thể có nên lên men bột nở hay kh? Và liệu những tín điều (tức là những câu tuyên ngôn chính thức) về những điều cốt yếu nhất của niềm tin, có cần có bắt nguồn từ Chúa Thánh thần? từ Cha và Con hay từ Cha cho đến Con. Tuy nhiên, đằng sau sự khác biệt về học thuyết chính là sự miệt thị từ bao đời của tiếng Latin đối với Hy Lạp và sự khinh thường của nhà cầm quyền ở Constantinople đối với Đế chế La Mã kiêu căng tự phụ ở phía Tây, mà giờ đây dân bán khai đang kiểm soát. Và sau cùng, đằng sau mọi việc, còn có nguyên nhân khá đơn giản rằng Đế chế không còn thống nhất 1 khối, mọi vùng đất đai đã thành những miền hoàn toàn riêng biệt. Vùng thì dùng tiếng Latin, vùng thì Hy Lạp. Thế là thế giới Địa Trung Hải, miền từng gắn bó khắng khít bằng nền văn hóa song ngữ, giờ đây phân thành 2 nữa cách biệt và không bao giờ thông hiểu nhau được.

Điểm duy nhất mà 2 miền Đông Tây có được đến TK 8, 9 chính là thỏa thuận Constantinople là đô thành là thị trường buôn bán lớn nhất là nơi hội tụ của đạo Cơ Đốc và giao thương của thế giới. Constantinople bồi đắp những con lộ dài vài dặm ngay hàng thẳng lối với những con đường có mái vòm đầy ắp những cửa hiệu, khu nào cũng được cung cấp nước. Một trường đua xe ngựa rộng lớn hơn cả Đại hí trường La Mã với 4 con ngựa mạ vàng ngay chổ ngồi hoàng đế, mà sau này bị dân Venice cướp mất để trang trí cho mặt tiền của Hoàng cung La Mã. Trên hết là kỳ quan là Thánh đường Sophia. Đại Thánh đường được dựng lại bởi hoàng đế Justinian vào TK 6 sau khi Nhà thờ bị đốt cháy rụi trong 1 trận bạo loạn.

Hải cảng nhộn nhịp, các cưả hiệu đầy ắp người và hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Như 1 du khách mô tả vào 1161: “sự náo nhiệt, rộn ràng khắp nơi ở Constantinople nhờ giao lưu tấp nập của thương nhân, bằng đường bộ hay đường biển từ khắp nơi trên thế giới từ Babylon, Lưỡng Hà, từ Medea và Ba Tư, từ Ai Cập và Palestin, từ Nga và Hungari và từ phương Tây”.

Sự khác nhau giữa Đông và Tây: Ta có thể hình dung Constantinople ngày đó qua những kiến trúc bây giờ được mô phỏng theo phong cách Byzantin. Mái vòm Nhà Thờ Moscow; Nhà thờ vùng Perigueux, Pháp; Venice, Nhà thờ Thánh Mark TK 11 là bản sao 1 Nhà thờ Byzantin TK6. Nhưng vào TK 9, 10 khi mà Constantinople còn là kỳ quan của thế giới Cơ đốc, phương Tây vẫn còn chậm tiến, lạc hậu. Nó chẳng có nhiều đặc sản để mang ra đổi với phương Đông, nhằm trao đổi vải lụa, gia vị. Chỉ có ít sắt, gỗ và những người nô lệ, Slav mà họ bắt được hay bị bắt cóc, và cuối cùng là hàng dệt len, để cải thiện cán cân mậu dịch. Nhưng suốt thời gian dài, Byzantin coi khinh phương Tây như người mọi rợ; còn người Tây phương coi khinh Byzantin là giống dân ẻo lả, nhu nhược, láu cá, ranh ma và độc ác. Họ ăn thức ăn kỳ lạ, quần áo lạ lùng. Họ hay tắm rửa, phụ nữ sơn vẽ đầy người. Đàn ông thì thuê người khác chiến đấu. Nhưng phương Tây ghen tỵ sự giàu có, và sự hấp dẫn thu hút họ, lao vào tìm kiếm sự hào nhoáng, quyến rủ huy hoàng tráng lệ của Constantinople. Thật nguy hiểm, bởi nếu mọi ngã đường đều dẫn đến đây, một La Mã mới thì ai cũng mưu đồ lăm le vào chổ đó, với những tính toán tốt đẹp, cả sai lầm.

Khi đó, Đế chế Byzantin bị bao vây 4 phía, người Thổ từ vùng Anatilia, người Norman ở Ý và Hy Lạp và nhất các cường quốc trên biển ở Ý như Genoa, Pisa và Venice. Cuối cùng 1202, Venice đã thuyết phục được 30.000 Thập tự quân, những kẻ không đủ tiền để trả lộ phí tới đất Ai Cập Hồi giáo, để dùng chúng chinh phạt hải cảng của người Cơ Đốc giáo nổi loạn là Zara. Lực lượng Thập tự quân cướp biển này, sau đó còn tiến đánh Constantinople và chẳng mấy khó khăn chiếm thành phố vào 1204. Và đây là Venice, kẻ hưởng lợi nhất khi Đế chế Byzantin, cùng với sự giàu có và nền thương mại đều bị rơi vào tay người Tây phương. Chính Venice tiếp tục chinh phạt phía Đông Địa Trung Hải. Và dấu vết mờ nhạt của Đế chế, biến mất vào 1453, khi người Thổ đảo chính, bằng cách tiến chiếm Constantinople.

Khi ấy, thật khổ sở biết mấy, khi dân Constantinople phải sống trong cảnh khốn khổ như lọ mật mà xung quanh thì đầy ong ruồi. Cuối thời Đế chế, cuộc sống của 1 người Đông La Mã trung lưu là bộn bề lo toan. Những tay thu thuế tàn nhẫn, lo sợ sự bạo ngược, chuyên quyền, độc đoán của vị Toàn quyền hoàng gia, họ sợ hãi những vùng đất thèm khát quyền lực, những cuộc xâm lăng của kẻ bán khai.

Chính nhờ thế giới Byzantin, nhờ truyền thống tương thân tương ái của Cơ Đốc giáo và công bằng xã hội mà họ đoàn tụ lại, họ nhận ra sự sợ hãi và mối đe dọa triền miên này và tìm cách giảm nhẹ nó bằng cách xây trạm xá cho người bệnh cho người hủi, tàn tật; xây nơi trú thân cho người hành hương, khách vãng lai và người già yếu; xây dựng những nhà bảo sanh, sản khoa cho phụ nữ; chốn nương thân cho cô nhi, người bần hàn. Những tổ chức từ thiện được chu cấp đầy đủ với nguyên tắc tỉ mỉ, tinh vi. Người Byzantin tuân theo những điều rao giảng của Nhà Thờ. Truyền cảm hứng để Thánh Antony trở thành ẩn sĩ: “nếu muốn là người hoàn thiện, hãy bán hết của cải, đem phân phát cho người nghèo, và hãy đi theo ta”. Nhiều người đi theo. Vì thời buổi bất ổn, tiền dễ đến mà dễ đi. Cuộc sống đầy hiểm nguy bất trắc, thiên hướng tôn giáo cũng như sự bùng phát vũ lực và bạo tàn là chuyện rất bình thường.

Thế giới hiện giờ dễ dàng cho phép chúng ta, tìm hiểu niềm đam mê, cảm xúc của thế giới Byzantin, những khó khăn mà họ phải đối mặt, những sự sợ hãi từng giày vò họ và kỳ công của lòng kiên nhẫn mà họ đã làm nên. Cái còn lại: vai trò lịch sử của Constantinople như là tiền đồn của châu Âu trong cuộc chống lại rợ châu Á, nhờ sự che chở của cửa ngõ phía Đông này, mà Tây Âu có thể thay đổi lại cuộc sống của mình. Nền văn minh của Tây Âu chính là sản phẩm trung gian của ý chí sinh tồn của Đế chế Byzantin.

Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.

GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles

Bình luận về bài viết này