Xe Citroën La Dalat

Xe Citroën La Dalat.
THƯƠNG TIẾC LA DALAT
–Huỳnh Ngọc Chênh
Nguồn gocnhinalan dot com

 

Vào năm 1970, trên các thành thị lớn ở miền Nam đã xuất hiện chiếc ô tô mang thương hiệu Việt Nam chạy trên các đường phố, đó là xe La Dalat.

Một phần do giá rẻ, một phần do tự hào với thương hiệu ô tô đầu tiên được sản xuất trong nước, người tiêu dùng Việt Nam thời đó rất ưa chuộng chiếc La Dalat.

La Dalat do hãng Citroën của Pháp đầu tư lắp ráp tại Việt Nam với tỉ lệ nội địa hóa ban đầu là 25%. Đến năm 1975, khi hãng nầy buộc phải đóng cửa thì tỉ lệ nội địa hóa đã lên đến 40%.
Nếu sau 75, cứ để tiêp tục sản xuất xe La Dalat thì đến bây giờ, qua 40 năm, không những Việt Nam sản xuất được xe ô tô 100% nội địa mà còn xây dựng được ngành công nghiệp sản xuất ô tô chẳng thua kém ai.
Nếu tôi nhớ không nhầm, hồi Việt Nam có La Dalat thì Nhật Bản cũng bắt đầu tung ra thị trường những chiếc Toyota đầu tiên, còn Hàn Quốc thì chưa có gì cả.

Còn bây giờ thì, vào năm 2007, ngành công nghiệp ô tô, Nhật đứng nhất thế giới và Hàn Quốc đứng thứ 5. Còn Việt Nam… thì thôi khỏi nói.

Bây giờ đường phố Sài Gòn, Hà Nội cũng chật cứng xe hơi và chỉ thấy toàn Toyota, Hyundai, Kia, Honda, Ford, Mercedes… cho chúng mầy cong lưng ra sản xuất xe, chúng tao chỉ cần móc đất, phá rừng ra bán là sắm được thôi. Ka ka. Ai sướng hơn ai?

=====

La Dalat: Chiếc xe hơi Made in Vietnam vang danh một thời
–Kiều Châu
Từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn đã sản xuất hơn năm ngàn chiếc xe dân dụng La Dalat tại Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.

Vào năm 1936, hãng chế tạo xe của Pháp Citroën đã thiết lập xưởng sản xuất đầu tiên ở Đông Dương với trụ sở ban đầu tại góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, ngày nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Sang đến thời Việt Nam Cộng Hòa xưởng sản xuất được dời đi và đổi tên thành Công ty Xe hơi Citroën, tiếp đến là Công ty Xe hơi Saigon.

Sau Thế chiến thứ 2, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Sau đó hãng này tiếp tục cho ra đời loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari lần lượt vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari. Vào giữa thập niên 60, trước sức ép cạnh tranh từ các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone…. cũng như các loại ô tô Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… nhập khẩu từ Nhật Bản, hãng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được. Chiếc xe được đặt tên là La Dalat. Năm 1969, công ty Citroën mua bản quyền thiết kế của chiếc Baby Brousse từ công ty Ateliers et Forges de l’Ebrié. Tiếp đó, các kỹ sư của chi nhánh Société Automobile d’Extrême-Orient tại Sài Gòn bắt tay vào sản xuất và lắp ráp ngay tại Việt Nam một chiếc xe tuy không sang trọng và mạnh như xe Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.

Và chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau có phần máy và hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng… nhập cảng từ Pháp, trong khi, các bộ phận như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải,… được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn Tuy dựa theo thiết kế của chiếc Baby Brousse, nhưng La Dalat được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.

Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ bộ phận nhập cảng so với bộ phận nội địa là 75/25 và đến năm 1975 khi hãng Citroën ngừng hoạt động, tỷ lệ này là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.

Ước tính từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn sản xuất hơn năm ngàn chiếc La Dalat, tức là hơn một ngàn chiếc mỗi năm! Theo thiết kế, chiếc xe này sở hữu động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Chiếc xe có chiều dài 3,5m; rộng 1,53m; cao 1,54m; nặng khoảng từ 480-590 kg tùy theo kiểu.

La Dalat được đánh giá là chiếc xe ít tốn xăng, dễ sửa chữa, dễ thay thế các bộ phận hỏng hóc, đặc biệt các bộ phận như cánh cửa, kính xe đều có thể “tự chế”, dễ làm hơn các loại xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam Tiền thân là gốc Pháp nhưng La Dalat đã để lại dấu ấn không hề nhỏ mang tên Việt Nam. Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công đáng ngờ của Công ty Xe hơi Sài Gòn, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc La Dalat về Pháp để mổ xẻ phân tích thiết kế, từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.

=====

La Dalat_4

Saigon 1974. Hàm Nghi Blvd. Ngã tư Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm.

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, vingt ans après la guerre d’Indochine, reportage sur la ville de Saigon. Dans la rue 4CV Renault et ‘Dalat’ Citroën donnent le ton. Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images.

 

La Dalat_3

1974 INDOCHINA 20 YEARS AFTER. Đường Hàm Nghi. Xe La Dalat 2 mã lực của hãng Citroen sản xuất tại VN.

Vietnam June 01, 1974. Photo by Jack Garofalo. Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, vingt ans après la guerre d’Indochine, une 2CV Citroën Dalat dans une rue commerçante de la ville.

 

La Dalat_2

Anh em họ với La Dalat, một chiếc xe Citroën Pony sản xuất tại Hy Lạp.

 

La Dalat_1

Một chiếc xe La Dalat được trưng bày ở Vương quốc Bỉ.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hảng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe nầy, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chữa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.
Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).

Bình luận về bài viết này